Cạo vôi răng là gì?
Cạo vôi răng là quá trình loại bỏ đi các mảng bám bị vôi hóa trên bề mặt răng và ở các kẽ tiếp xúc giữa răng và nướu. Thông thường, bạn nên tiến hành cạo vôi răng tại các phòng khám nha khoa để đảm bảo đầy đủ máy móc, thiết bị để lấy sạch đi vôi răng. Đây là một hình thức chăm sóc răng, có tác dụng bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý như: viêm nướu, viêm nha chu, mất răng, và một số bệnh liên quan khác.
Vôi răng được hình thành thế nào?
Vôi răng hay còn gọi là cao răng không hình thành ngay trong một hai ngày, mà đây là một quá trình, được gọi là “vôi hóa”.
Theo đó, các mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng và đặc biệt là vùng lợi viền chân răng, sẽ bị vôi hóa bởi nước bọt, vi khuẩn và các khoáng chất tích tụ thông qua ăn uống hằng ngày. Từ đó hình thành các mảng cứng, bám chặt vào vùng cổ răng. Trong khoảng 3 đến 6 tháng, vôi răng sẽ tích tụ ngày một nhiều. Do vậy sau khoảng thời gian nêu trên, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để tiến hành loại bỏ vôi răng.
Tác hại của không lấy vôi răng
Vôi răng là một phần không cần thiết, chúng gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe răng miệng. Do vậy, không lấy vôi răng định kỳ có thể dẫn đến nhiều tác hại khác nhau như:
- Gây hôi miệng
Trong một thời gian vừa đủ, vôi răng là nơi tích tụ vi khuẩn, kết hợp với các axit có trong nước bọt sẽ khiến răng bị xỉn màu và gây hôi miệng, tạo mùi khó chịu khi bạn giao tiếp với những người xung quanh.
- Gây sâu răng và ảnh hưởng men răng
Vi khuẩn trong vôi răng sẽ đường hóa thức ăn tạo a-xít, tác động không tốt đến men răng và gây ra sâu răng.
- Gây viêm nướu
Vôi răng ở mức độ nhẹ có thể làm nướu sưng đỏ, chảy máu, viêm nướu.
- Gây viêm nha chu – mất răng
Ở mức độ nặng hơn, vôi răng tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm nha chu. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tiết ra các chất chống lại sự tấn công của vi khuẩn, tác động đến xương hàm, làm cho tác dụng nâng đỡ răng của vùng nha chu bị yếu dần đi, từ đó răng có thể lung lay và rất dễ bị mất răng.
- Gây các bệnh lý liên quan khác
Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể gây nên những bệnh ở vùng niêm mạc miệng như: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng, …
Để tránh những tác hại kể trên, bạn nên quan tâm đúng mức hơn đến việc lấy vôi răng và vấn đề vệ sinh răng miệng. Súc miệng 2-3 lần/ngày sau khi ăn, loại bỏ mảng bám bằng chỉ nha khoa, dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Quan trọng nhất, bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện lấy vôi răng/cạo vôi răng từ 3 – 6 tháng 1 lần.
Đội ngũ nha sỹ và tư vấn viên hiện đang trực tuyến tại hotline 028 6287 9509. Nhấc máy nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào nhé.