Nhiều người thường hay thắc mắc là có thật sự cần vệ sinh lưỡi trong quá trình chăm sóc răng miệng hay không vì nghĩ là chăm sóc răng đã là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn lơ là chủ quan trong việc chăm sóc, vệ sinh lưỡi thì chính bạn cũng đang tạo cơ hội cho các bệnh lý răng miệng tồn tại và phát triển.
Lưỡi được xem là một trong các cơ quan vị giác quan trọng nằm trong khoang miệng của con người, giúp con người nếm trọn ngũ vị “chua, cay, mặn, ngọt, đắng”. Do đó, có thể nói là lưỡi đóng vai trò then chốt trong việc nếm trải các cảm giác, các gai lưỡi kích thích việc ăn uống thường ngày. Nếu lưỡi có vấn đề, các hạt gai vị giác của lưỡi sẽ không được kích hoạt, gây cảm giác chán ăn, bỏ bữa và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
1. Vệ sinh lưỡi có thật sự cần thiết hay không?
Lưỡi là bộ phận đảm nhiệm vị giác chính cho khoang miệng, là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với thức ăn và đồ uống. Do đó, giống như răng, lưỡi cũng là nơi trú ngụ hoàn hảo cho vi khuẩn và các mảng bám thức ăn. Sự thật là bề mặt lưỡi không hề trơn tru như chúng ta tưởng mà có những khe nhỏ, có độ cao thấp lên xuống nên vi khuẩn sẽ ẩn nấp trong các khu vực này nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh lưỡi không thể đạt được hiệu quả và làm sạch chỉ bằng cách uống nước hay súc miệng thông thường. Nước súc miệng thông thường chỉ có thể tiêu diệt các vi khuẩn hay các tế bào ngoài của màng sinh học, tuy nhiên đối với các tế bào bên dưới bề mặt thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Về lâu dài thì vi khuẩn sẽ phát triển thành các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác nhau.
2. Các tác hại khi không chú trọng vệ sinh lưỡi đúng cách
Hầu hết các bệnh lý răng miệng đều có nguồn cơn xuất phát từ vi khuẩn và mảng bám lâu ngày tích tụ. Do đó, việc không vệ sinh lưỡi thường xuyên và hiệu quả có thể tăng nguy cơ mắc các triệu chứng như:
2.1 Chứng hôi miệng
Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ một chiếc lưỡi không được vệ sinh sạch sẽ. Các vi khuẩn và mảng bám lâu dần sẽ khiến một chiếc lưỡi bị viêm. Khi đó, lưỡi sẽ xuất hiện các vết nứt, làm giảm lượng oxy tiếp xúc trên bề mặt lưỡi và gây ức chế hoạt động tiết nước bọt. Từ đó, hôi miệng bắt đầu.
2.2 Các bệnh về nướu
Khi lưỡi không được vệ sinh kỹ càng và sạch sẽ, vi khuẩn không chỉ gây hại cho lưỡi mà còn gây hại cho nướu răng. Khi đó, vi khuẩn từ lưỡi có thể dẫn đến các khu vực nướu răng khiến nướu bị viêm, sưng hoặc tấy đỏ. Ngoài ra, bệnh viêm nướu nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm dẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu.
2.3 Viêm nhiễm vùng miệng
Tương tự như vậy, vi khuẩn từ lưỡi không chỉ dừng lại ở lưỡi hay nướu, mà có thể theo tuyến nước bọt lan rộng ra toàn vùng miệng. Dần dần, vi khuẩn sẽ càng nhân rộng với số lượng lớn do không được vệ sinh kỹ càng, gây ra tình trạng lở loét do các loại nấm miệng phát triển. Khi đó, các bộ phận vùng miệng như lưỡi, răng, nướu, má và thậm chí cả cổ họng cũng bị tổn thương.
2.4 Lưỡi bị đổi màu
Việc vệ sinh lưỡi kém có thể dẫn đến việc lưỡi bị đổi màu, đi kèm với hàng loạt các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm khác nhau. Khi lưỡi bị viêm nhiễm, lưỡi sẽ có xu hướng chuyển sang các màu sắc khác thường so với màu hồng cơ bản. Khi đó, lưỡi sẽ chuyển sang các màu như lưỡi xanh lá, lưỡi lông đen, lưỡi vàng hoặc lưỡi trắng với nhiều biến chứng như hôi miệng, đau nhức, thay đổi vị giác, buồn nôn,…
3. Quy trình vệ sinh lưỡi đúng cách và hiệu quả
Vì lẽ đó, việc vệ sinh lưỡi thường xuyên là một trong các điều kiện bắt buộc trong quá trình chăm sóc răng miệng. Vậy làm thế nào để thực hiện quy trình vệ sinh lưỡi đúng cách và hiệu quả?
3.1 Chọn dụng cụ vệ sinh lưỡi
- Dùng bàn chải đánh răng: Bàn chải đánh răng có thể được xem là dụng cụ vệ sinh lưỡi hữu hiệu. Khi đó, bạn phải lựa chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng nhằm tránh làm tổn thương mô mềm.
- Dùng nước súc miệng: Nước súc miệng bên cạnh việc giảm thiểu vi khuẩn cho răng mà ngay cả lưỡi cũng có tác dụng đáng kể.
- Dùng công cụ nạo lưỡi: Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất mà các nha sĩ khuyên dùng. Các dụng cụ nạo lưỡi có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như kim loại, nhựa, silicon với nhiều kiểu dáng đa dạng.
3.2 Thao tác vệ sinh lưỡi
3.2.1 Thè toàn bộ lưỡi
Vệ sinh lưỡi chỉ thật sự hiệu quả nếu không gian của chiếc lưỡi được tiếp xúc hết mức có thể. Khi vệ sinh lưỡi, bạn nên thè lưỡi ra phía trước theo diện tích rộng nhất có thể và tránh tình trạng bị nôn.
3.2.2 Vệ sinh lưỡi bằng thao tác cạo và chải
Tiếp đó, bạn nên dùng dụng cụ nạo lưỡi cho tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lưỡi. Thực hiện thao tác với cường độ nhẹ nhàng, tránh mạnh tay mà làm tổn thương bề mặt và dồn mảng bám lại với dụng cụ. Sau đó, rửa sạch dụng cụ và bảo quản cẩn thận cho lần sử dụng sau.
3.2.3 Súc miệng
Sau khi cạo xong mảng bám thì nên súc miệng lại với nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám còn sót lại. Nước súc miệng sẽ giúp cuốn trôi các mảng bám còn vương lại và giúp cho hơi thở chúng ta thơm mát hơn.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ với Đội ngũ nha sỹ và tư vấn viên hiện đang trực tuyến tại hotline 028 6287 9509. Nhấc máy nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào nhé.