Tại Việt Nam, có đến 93% người đều mắc phải tình trạng sâu răng.
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Thông thường phải tới khi đau nhức, khó chịu răng miệng thì người ta mới tìm tới nha khoa để chữa trị. Do đó mà tỉ lệ mắc những bệnh lý nha khoa cơ bản như: viêm nướu, viêm nha chu,.. cao hơn so với các nước phương Tây.
SÂU RĂNG LÀ GÌ?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến. Giống như viêm nướu, viêm nha chu, nó bắt nguồn từ việc chăm sóc răng miệng không tốt.
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, thức ăn thường hay dắt, đọng lại. Do lười vệ sinh hay vệ sinh chưa đúng cách mà khoảng thời gian lưu đọng dài, dẫn đến sản sinh ra những vi khuẩn gây hại.
Những vi khuẩn này được nuôi dưỡng từ đường và tinh bột trong thức ăn mỗi ngày. Khi ăn, chúng tạo nên chất axit gây bào mòn răng, tạo nên những lỗ sâu. Lâu dần, thức ăn lắng đọng lại tại những lỗ sâu đó mà không được làm sạch dẫn đến nặng hơn. Những lỗ viêm chuyển sang màu đen và gây nên nhiều tác hại cho răng miệng.
TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG
Hôi miệng, đau nhức răng
Đau nhức tại những răng bị sâu là biểu hiện rõ ràng nhất. Do quá trình ăn mòn men răng, tác động tới phần ngà răng dẫn đến tình trạng ê, buốt hay nhức nhối. Vì vậy mà bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu hay thậm chí là mất ngủ.
Không chỉ vậy, việc thức ăn dắt đọng lại những lỗ sâu quá lâu sẽ gây nên mùi hôi, khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.
Viêm nướu, viêm nha chu
Do sâu răng, đặc biệt là những vùng kẽ răng, vi khuẩn lây lan dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sang vùng nướu. Viêm nướu có biểu hiện như:
- Sưng tấy
- Vùng nướu chuyển sau màu đỏ
- Chảy máu chân răng
- Đau nhức đặc biệt khi ăn nhai
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm nướu có thể chuyển biến sang viêm nha chu. Hậu quả nặng nề nhất có thể dẫn đến mất răng.
Viêm tuỷ, chết tuỷ
Chất axit bào mòn răng được tạo ra từ vi khuẩn sẽ ăn mòn vào cấu trúc răng. Dần dà sẽ ăn mòn tới tuỷ răng – phần quan trọng nhất. Dẫn đến tình trạng viêm tuỷ thậm chí là chết tuỷ.
Bệnh lý này không chỉ gây đau nhức không ngừng cho răng. Mà ở tình trạng nghiêm trọng, bạn có thể bị mất răng và lây lan sang những răng khác.
NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG
Điều trị sâu răng
Tuỳ vào tình trạng và mức độ bệnh lý mà bác sĩ nha khoa sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp. Thông thường nhất, những lỗ sâu sẽ được làm sạch thông qua quá trình cạo vôi răng. Sau đó sẽ được trám lại cẩn thận để bịt kín những lỗ sâu. Ngăn ngừa triệt để tình trạng thức ăn lưu giữ lại.
Với những tình trạng nặng hơn như viêm nướu, viêm nha chu hay viêm tuỷ thì cần các phác đồ điều trị phức tạp hơn.
Ngăn ngừa sâu răng
Cách để ngăn ngừa hiệu quả nhất đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn cần
- Chải răng đúng cách, từ 2 – 3 lần/ ngày
- Sử dụng nước súc miệng để tránh đánh răng quá nhiều/ngày
- Hạn chế ăn đường và tinh bột. Sau khi ăn nên đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng
- Cạo vôi răng sau 4 – 6 tháng/năm
- Thăm khám nha khoa định kỳ để nắm bắt và kiếm soát tốt sức khoẻ răng miệng
Sâu răng mặc dù là bệnh lý thông thường của răng miệng. Nhưng nếu chúng ta không điều trị sớm thì có thể gây nên nhiều tác hại tới sức khoẻ và thẩm mỹ nụ cười. Do vậy hãy chăm sóc răng miệng cũng như chăm sóc cơ thể đều đặn bạn nhé.