Bị đen nướu khi bọc răng sứ là tình trạng có thật, và chắc chắn gặp phải.
Một hàm răng trắng sáng, đều đặn mang tới một nụ cười tự tin là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có hàm răng đều đẹp. Do vậy ngày nay, nhiều người đã tìm đến những dịch vụ nha khoa để cải thiện nụ cười.
Bọc răng sứ hiện là phương pháp hiệu quả cao nhất. Nó không chỉ giúp điều chỉnh về màu răng theo ý muốn mà giúp khắc phục phần nào về hình dáng răng. Tuy nhiên hiện nay có tình trạng làm răng sứ bị đen nướu sau vài năm. Cùng Sức khoẻ răng miệng tìm hiểu về tình trạng này.
Bọc răng sứ là gì
Được ví von với lớp áo mới, bọc răng sứ giúp mang lại diện mạo mới cho hàm răng. Hiện có rất nhiều loại răng sứ trên thị trường như: Cercon, Zirconia, Lava Plus, Diamond,.. Thực tế, răng sứ sẽ bao gồm 2 loại chính: răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
Cấu trúc của răng sứ bao gồm hai phần chính: phần sườn và phần màng bọc. Phần màng bọc được phủ bởi một lớp sứ. Phần sườn thì có thể được chế tác nên từ hợp kim hoặc sứ. Do vậy mà người ta mới chia răng sứ thành 2 loại chính như trên.
Lợi ích của bọc răng sứ
Bọc răng sứ là dịch vụ nha khoa yêu cầu mài răng. Tuỳ từng cơ sở thực hiện mà có phương pháp mài ít hay nhiều. Do vậy, làm răng sứ có thể cải thiện được về phần hình dáng răng như:
- Trường hợp hô nhẹ do răng
- Răng lộn xộn nhẹ
- Răng sứt, mẻ
- Răng nhỏ, lưa thưa
- Răng lớn nhỏ không đều
- Và một số tình trạng khác.
Không chỉ vậy, với bảng màu đa dạng, làm răng sứ còn mang lại một hàm răng có màu sắc theo đúng mong muốn của bạn. Bảng màu răng sứ trải dài từ màu vàng ngà, trắng tự nhiên tới trắng bật tông. Bạn có thể thoải mái lựa chọn.
Thêm vào đó, răng sứ có tuổi thọ cao, độ bền tốt giúp bạn ăn uống bình thường, không gặp khó khăn. Một số dòng răng sứ cao cấp như Lava Plus hay Diamond có tuổi thọ trọn đời nếu bạn chăm sóc tốt.
Xem thêm: Phân biệt răng toàn sứ và răng sứ kim loại
Bọc răng sứ bị đen nướu
Trường hợp bọc răng sứ bị đen nướu là trường hợp có thực. Phần viền nướu giáp thân răng và chân răng bị nhiễm đen, gây mất thẩm mỹ. Mặc dù nó an toàn, không gây bệnh nhưng gây khó chịu về phần nhìn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do răng sứ kim loại. Hiện nay, chúng ta có thể gặp hai phần răng sứ kim loại chính:
- Răng sứ kim loại thường: được chế tác từ hợp kim Cr-Co
- Răng sứ kim loại cao cấp: được chế tác từ hợp kim Cr-Ni-Ti (với 6% Titan) nên thường được gọi là răng sứ Titan
Những nguyên liệu hợp kim này hoàn toàn an toàn cho sức khoẻ, được Bộ Y Tế chứng nhận. Tuy nhiên, trong môi trường miệng lâu dài, các hợp kim bị oxi hoá gây tình trạng nướu nhiễm đen. Những phần nướu này không thể làm sạch mà chỉ có thể loại bỏ.
Do vậy, với răng sứ kim loại, bác sĩ nha khoa thường khuyên rằng: Chỉ sử dụng răng sứ kim loại đối với những răng hàm – răng không có yêu cầu về thẩm mỹ. Với trường hợp ngân sách cho việc làm răng dư giả, nên lựa chọn bọc răng toàn sứ. Bởi răng toàn sứ không chỉ đảm bảo tínhy thẩm mỹ hơn mà còn có tuổi thọ và độ bền tốt hơn răng sứ kim loại.
Bị đen nướu khi bọc răng sứ là trường hợp có thể gặp. Nó không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ mà chỉ gây mất thẩm mỹ. Do vậy, nếu bạn đang tìm hiểu chuẩn bị làm răng sứ, hãy lựa chọn đúng răng sứ để không gặp phải tính trạng này.