Theo báo cáo nghiên cứu dịch tễ học ECC, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có khoảng 79% trẻ em bị sâu răng. Sâu răng sữa ở trẻ có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn. Vậy đâu mới thật sự là nguyên nhân sâu răng ở trẻ em mà các phụ huynh nên lưu ý?
5 Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em mà phụ huynh nên lưu ý:
1. Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách
Chải răng đúng cách dường như không phải là một việc dễ dàng vì ngay cả người trưởng thành thì quá trình này cũng diễn ra không như mong đợi. Khi đó, trẻ em nên được các phụ huynh lưu ý về quy trình chăm sóc răng với các nguyên tắc sau:
- Chải răng ít nhất 2 lần/1 ngày và mỗi lần ít nhất 2 phút
- Chải răng sau 30 phút khi bé tiếp xúc với các loại thực phẩm chứa acid
- Chọn bàn chải phù hợp với trẻ, lông mềm, vừa tay cầm và độ dài thích hợp
- Đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ với nướu
- Di chuyển bàn chải với khoảng cách ngắn, nhẹ nhàng tránh tổn thương men răng
- Đảm bảo kem đánh răng của bé có thành phần fluoride
Tham khảo: Các Tips lựa chọn bàn chải đánh răng hoàn hảo cho trẻ
2. Chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân sâu răng ở trẻ em
Trẻ em thường có xu hướng yêu thích và sử dụng nhiều loại thực phẩm mà nhìn chung có thể gây hại cho sức khỏe cho cơ thể nói riêng và răng miệng nói chung. Các loại quà vặt, bánh kẹo nhiều đường, nước có ga,… sẽ làm gia tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ nếu không được vệ sinh răng miệng đúng quy cách. Khi đó, nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm như:
- Loại thực phẩm chứa Protein, Canxi, Phosphorus, Kẽm, Acid Folic, Vitamin A,B,C,D,K, Omega-3,…
- Tránh cho trẻ sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, các loại kẹo
- Tránh các thực phẩm chứa lượng acid cao như: bưởi, chanh,…
- Tránh các thực phẩm giàu tinh bột được tinh luyện
- Tránh các loại nước có ga
3. Sâu răng ở trẻ em có thể do yếu tố di truyền
Sâu răng không phải là loại bệnh lý có thể quy định qua gen nhưng một phần nguyên nhân sâu răng hình thành là do thiếu sản men răng, hình thái răng không tốt, lượng nước bọt,… Do đó, nếu cha mẹ của trẻ có men răng yếu và có bệnh lý răng miệng thì nguy cơ trẻ bị sâu răng rất cao. Khi đó, trong giai đoạn mang thai, người mẹ cũng nên lưu ý các vấn đề sau:
- Chăm sóc răng miệng cho chính bản thân mình
- Đến nha khoa để làm sạch răng miệng và lấy cao răng theo định kỳ
- Nên điều trị sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng trong giai đoạn đầu, tránh kéo dài để tình trạng trở nặng
- Mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như Canxi, Phốt pho, Kẽm,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển răng cho trẻ trong quá trình thai kỳ
4. Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em một phần cũng do trẻ bị sinh non
Trẻ bị sinh non thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về hô hấp, hệ tiêu hóa, rối loạn máu và đặc biệt cũng phải đối mặt với tình trạng khiếm khuyết men răng (MIH). Khi đó, men răng của trẻ bị kém khoáng, răng dễ bị mẻ và có nguy cơ bị sâu răng. Do đó, nhằm tránh các tác hại của việc sinh non, các mẹ bầu nên lưu ý:
- Ăn uống đủ chất, đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết
- Tránh xa các loại chất kích thích , thức uống có cồn như rượu, bia
- Vệ sinh kỹ lưỡng vùng kín, tránh viêm nhiễm
- Lưu ý tư thế nằm, nên nằm nghiêng sang trái hoặc phải, hạn chế nằm ngửa
- Nên đi khám thai định kỳ và đều đặn để theo dõi sức khỏe
5. Lượng Fluor tiêu thụ là một trong các nguyên nhân sâu răng ở trẻ em
Fluor là một trong các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển răng miệng và phòng tránh các bệnh lý điển hình như sâu răng. Thông thường, lượng Fluor phải được hấp thu với liều lượng phù hợp, không quá ít cũng không quá nhiều vì thiếu hay thừa Fluor đều có hại. Thiếu Fluor có thể gây sâu răng nhưng thừa Fluor có thể khiến trẻ nhiễm độc. Khi đó, các phụ huynh nên đảm bảo các yếu tố như sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng Fluor thích hợp với từng độ tuổi của trẻ
- Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có Fluor
- Sử dụng nguồn nước có khoáng chất Fluor
- Bổ sung Fluor tự nhiên với các loại thực phẩm: khoai lang, cà chua, khoai tây, cà rốt, cá thu, dưa leo, súp lơ,…
Tham khảo: Top 10 loại thực phẩm tốt cho răng miệng mà bạn nên biết